Di tích và lễ hội Liên_Bạt

Xã Liên Bạt có Đình Ba Thôn đạt tại làng Bặt là ba thôn đầu tiên hợp thành xã Liên Bạt sau cách mạng Tháng Tám gồm Bặt Ngõ, Bặt Chùa và Bặt Trung. Dân gian quen gọi là Chùa Bặt.

Theo truyền thuyết và thần phả còn lưu giữ thì từ cuối đời vua Hùng thứ 17, đất Liên Bạt đã có dân đến tụ cư và lập nên những trang ấp. Tướng Quý Minh đã chọn vùng này làm doanh trại để đánh nhau với quân Thục Phán. Trước công nguyên, có ông Đặng Sỹ là châu trưởng Giao Châu đến Liên Bạt mở trường dạy học. Sau đó, hai em của ngài là Đặng Xã và Đặng Lang đã xây dinh lũy chống giặc Hán và hóa tại bãi Cấm. Sau khi mất, các ngài được an táng tại Lăng Thánh ở phía Đông Bắc của làng và được thờ làm Thành hoàng làng. Năm 1988, Đình Ba Thôn được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia.

Lê hội Đình Ba Thôn được tổ chức vào ngày Rằm tháng Ba Âm lịch với tục rước kiệu giao quan giữa 3 thôn Bặt Trung, Bặt Ngõ và Bặt Chùa. Đám rước của thôn Bặt Ngõ có kiệu bát cống với long ngai và bài vị của Đức thánh đệ nhất Đặng Sỹ. Kiệu bát cống của thôn Bặt Chùa có long ngai và bài vị của Đức thánh đệ nhị Đặng Xã. Kiệu bát cống của thôn Bặt Trung rước long ngai và bài vị của Đức thánh đệ tam Đặng Lang. Tiếp theo là kiệu rước thánh giá đặt sắc phong và hương nhang thờ thần, hai bên có hai pho tượng phỗng mô phỏng tướng giặc bị quy hàng... Riêng thôn thôn Bặt Chùa có thêm hai kiệu tư (bốn người). Mỗi người đặt một tượng tục gọi là thần đồng, cao 1,45m đi song song áp giá tả hữu kiệu bát cống rước thánh giá Đức thánh đệ nhị.